Như quí AC đều biết, chuyến đi nào của Nhóm TĐCTT chúng ta đều có một danh xưng hợp với từng chuyến đi,
cả những chuyến hành hương lẫn những chuyến truyền giáo. Chẳng hạn:
Về hành hương chúng ta đã thực hiện 3 chuyến liên hệ bất khả phân ly như sau:
2019: Hành Hương Thánh Lễ - Tuần Thánh Vượt Qua ở Thánh Địa,
2021: Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh ở Ý Quốc và Roma, và
2023: Hành Hương Truyền Giáo - Ánh Sáng Muôn Dân ở Hy Lạp theo chân Thánh Phaolô
Về truyền giáo chúng ta cũng đã thực hiện 4 chuyến cả quốc nội (2) lẫn hải ngoại (2)
2016 & 2018: Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt, rất tiếc chuyến 2020 bị hủy bỏ dù đã xong lịch trình và quĩ truyền giáo;
2022: Hành Trình Truyền Giáo - Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta Ấn Độ, và
2024: Hành Trình Truyền Giáo - Tận Cùng Trái Đất ở Nam Ethiopia Phi Châu.
Với tư cách là người khởi xướng, phát động và tổ chức từng chuyến hành hương và truyền giáo,
em đều phải nghĩ đến danh xưng thích đáng nhất cho từng chuyến đi, một cách tổng quan và chủ quan vậy thôi.
Thế nhưng, cho tới khi đến tận nơi và chứng kiến tận mắt mới thấy thế nào là ý nghĩa của danh xưng mình đã lựa chọn,
điển hình nhất là chuyến Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất 2024 này.
"Tận cùng trái đất" là Phi Châu đây không chỉ ở tại Phi Châu lạc hậu nhất, nghèo khổ nhất
và loạn lạc nhất thế giới hiện nay, ở chỗ nhiều nơi nội chiến, khủng bố, bắt cóc, hãm hiếp, diệt chủng,
mà còn ở những thực tế cụ thể của tất cả những gì là "tận cùng" về cả thể lý, tâm trí lẫn nhân bản
"Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ một trong những dân nước Phi Châu,
nơi phái đoàn TĐCTT của chúng ta được LTXC dẫn đến đó là Ethiopia,
ở những khu vực truyền giáo như Mazoria, (chưa kể đến ở Yabello sẽ được nói đến ở 1 email sau)
một trong mấy cánh đồng truyền giáo đang được phục vụ bởi Dòng Nữ Thừa Sai Phan Sinh Đức Maria,
chúng em đã trải nghiệm 5 ngày liền, từ Thứ Ba đến Thứ Bảy 21-25/5,
và đã từ từ và dần dần thấy được những dấu chứng đích thực và sống động
của những gì là "Tận cùng Trái đất" ở Ethiopia,
ít nhất ở những gì em được tận mắt thấy tại Mazoria thôi và trong 5 ngày qua thôi,
chứ không dám bao gồm toàn bộ dân nước Ethiopia nói riêng và Phi Châu nói chung.
Tuy nhiên, dọc con đường từ Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia về Mazoria cách nhau 5 tiếng lái xe hôm Thứ Hai 20/5,
và dọc con đường từ Mazoria tới Abar-Minch cách nhau 3 tiếng lái xe, em cũng thấy chẳng khác gì hay hơn gì Mazoria.
1. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ nước sâu. Nghĩa là phải khoan giếng rất sâu vào lòng đất mới có nước,
như ở nhà các sơ sâu 250 mét tức 820 bộ / feet,
chứ không phải đào giếng một cách dễ dàng như ở những nơi sẵn nước thuộc vùng nhiều sông suối.
Phi Châu vốn nổi tiếng là nắng nóng và hãy bị hạn hán nên nước là nhu cầu về thể lý quan thiết nhất.
Nhưng để có được một nguồn nước đầy đủ mọi sự (bao gồm khoan giếng, máy bơm, bể chứa và bệ cao)
như tại nhà của quý Sơ FMM ở Mazoria thì tổng chi phí trên 60 ngàn MK 5 năm về trước.
Chỉ có nhà giầu và các cơ quan mới có nước xài trong nhà,
không phải đi kín nước vất vả hàng ngày ở các giếng nước chung gần nhà mình nhất.
2. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ vì hiếm nước như vậy nên dù ở trong nhà của các Sơ có nguồn nước giếng lẫn nước mưa như thế
mà nước có những lúc chỉ nhỏ giọt khi cần đánh răng xúc miệng, nhất là khi cần tắm rứa.
Kể cả khi cần giật nước ở nhà cầu trong toilet restroom cũng cứ lì lợm không chịu biến mất những gì cần phải trôi đi.
Bởi thấy ở đây quá hiếm nước, hiếm nên cứ nhỏ giọt vậy thôi,
tắm rửa khó khăn, tiêu tiểu bất tiện dù tiện nghi hơn ở nhà của đại đa số dân chúng,
trong khi đó dân nghèo phải kín nước hàng ngày mới có mà xài một cách tiết kiệm
mới đủ cho cả gia đình đông người, nên em xin thú thật,
em đã quyết định sống đời thừa sai và giống như dân chúng tạm 6 ngày không tắm suốt cả thời gian ở Mazoria.
Cũng may là vì khí hậu trong thời gian em chọn cho chuyến hành
trình 17-31/5/2024 thật mát mẻ dễ chịu thay cho nhu cầu nước khan hiếm.
Tạ ơn LTXC đã cho em được tắm hơi thiên nhiên hiếm quý
ở Đất Hứa Thừa Sai truyền giáo Mazoria Ethiopia này.
Đúng là một sự lạ như em đã được tắm ở Lộ Đức
trong chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thời Điểm Maria 2017,
ở chỗ không cần lau mình cũng tự nhiên khô sau khi nhúng mình từ bể nước suối Lộ Đức bước ra ngoài.
3. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ vì không có nước nên trẻ em hình như không quen đánh răng rửa mặt ban sáng,
nên mặt mũi lem luốc của các em đã trở thành nơi hấp dẫn thu hút đầy ruồi,
nhưng dù mặt bị bám đầy ruồi, các em vẫn tỉnh bơ cứ để chúng bám và tha hồ
đi chuyển trên đó như không có chuyện gì xảy ra,
chẳng khác gì những tay cao thủ khinh thường bất chấp địch thủ,
vượt hơn cả phái đoàn TĐCTT từ đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ tới,
cứ liên lỉ giơ từ 1 tay đến 2 tay chống trả quờ quạng đánh đuổi từng con ruồi
bỗng chốc dám trêu ngươi mặt mũi sạch sẽ và trang điểm đàng hoàng,
đáng được dân chúng cứ kéo nhau tới ngắm nghía và theo đuổi
mỗi khi thấy phái đoàn xuất hiện ở bất cứ nơi đâu,
thế mà phái đoàn cũng lo ngại cả đám đông vây quanh mình,
chẳng khác gì khó chịu với ruồi bám lấy da thịt của mình,
dù ruồi không chích như muỗi và dân chỉ hiểu kỳ vậy thôi.
4. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ toàn ăn ngũ cốc.
Nên chẳng lạ gì dân Phi Châu vừa đen bởi nắng nóng vừa gầy còm,
bao gồm cả xúc vật như bò bê cũng còm cõi,
bởi không được tẩm bổ vì hiếm có thịt cho người và cỏ cho bò,
trái lại còn bị chết đói nữa mỗi khi, đúng hơn là thường khi bị hạn hán.
Mấy thứ cây thường thấy được dân trồng là miá, chuối, đậu đỏ, ngô và cây làm nhà
mà gặp hạn hán, như năm 2023 đã không có mưa cả năm,
khiến chẳng những mất mùa trồng trọt mà còn chết cả chiên dê...
Dân có nuôi gia súc, hay thấy nhất là bò, bê, dê, gà v.v.,
(chưa thấy chó hay mèo - có thể hai con thú này là loài giá súc thuộc loại xa xỉ,
không thực tế và hữu ích cho đời sống khổ nhọc kiếm sống ở đây),
trong việc đáp ứng nhu cầu làm việc cho dân,
nên dân không dám ăn thịt mà chỉ sử dụng để làm tiền hay bán lấy tiền thôi.
Ở Mazoria cũng chẳng ngửi thấy mùi thuốc lá bao giờ.
Một năm tỉnh lỵ Mazoria này mới ăn thịt một lần vào Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9.
Ngày Hội Chợ Thứ Sáu hàng tuần có đủ mọi thứ ngoại trừ sạp bán thịt thì chẳng thấy đâu.
5. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ nấu nướng hầu như vẫn còn bằng than hay củi,
khói bốc lên làm bầu khí bị ô nhiễm,
trong khi thế giới đang nỗ lực tiến tới chỗ giảm độ hâm nóng toàn cầu (global warming)...
6. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ phòng vệ sinh của chung dân chúng là nơi chúng ta ở Việt Nam
trước năm 1954 gọi là chuồng xí, ngồi chồm hổm trên một cái lỗ đào xuống đất,
thường ở ngoài trời được che chắn hở hang.
Tận cùng trái đất ở chỗ vệ sinh này được hiểu là sống thiên nhiên
và gần thiên nhiên hơn ở đâu hết và hơn ai hết.
Chỗ nào có bò và thả bò thì coi chứng đạp phải phân bò.
Chỗ nào tiện thì cứ việc tiểu tiện lẫn đại tiện khi mót,
miễn là đừng để ai thấy được của quý private part của mình thôi.
7. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ đa số dân chúng sống ở nhà tranh vách đất hay khá hơn một chút là nhà tôn vách đất.
Chật hẹp, ọp ẹp và bẩn thỉu,
thậm chí có gia đình nuôi cả bò trong nhà,
biến ngôi nhà mình trở thành chuồng bò.
Lý do có thể là vì họ sợ bò là loài quí và đắt giá
bị trộm cắp hay hoang thú giết hại nếu chuống của chúng ở ngoài trời.
Thậm chí còn thấy không ít những ngôi nhà chòi giống thời của các dân tộc bộ lạc ngày xưa.
Tuy nhiên, em chưa hề thấy cảnh homeless như ở Los Angeles CA, New York NY hay Houston TX,
đồng thời cũng chưa hề thấy cảnh ăn mày ăn xin ở Ethiopia này tại các nơi em đã đi qua.
Ngay ở hai nơi phái đoàn chúng em ở trọ là Mazoria và Arba-Minch của 2 nhà dòng,
dù nhà cửa có vẻ khang trang và tiện nghi hơn dân chúng quá nhiều,
nhưng vẫn không thoát được những trục trặc về cửa ra vào khó khăn hư hỏng và nước tắm,
thế mới biết các vị thừa sai của chúng ta, dù là Việt Nam hay ngoại quốc,
phải dấn thân hy sinh đến đâu để sống chết với phần rỗi của lương dân ở tận cùng trái đất này.
8. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ phương tiện chuyên chở rất đơn sơ cổ lỗ và cũ kỹ.
Trong khi đó đường xá giao thông thì lởm chởm loang lỗ khó đi v.v.
Có xe gắn máy nhưng không thấy xe đạp.
Có xe lambretta chở hành khách đi chuyển gần gần trong cùng một tỉnh lỵ ở địa phương.
Cũng thường thấy xe bò chở đồ, đôi khi được dùng để chở người như một ambulance
trong trường hợp cấp cứu... như đã từng xảy ra.
Còn đi bộ thì là phương tiện di chuyển đỡ tốn kém nhất, bất chấp có phải khiêng vác nặng nề...
9. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ điện hay bị cúp hay wifi không có hoặc có cũng rất yếu...
Dù em đã có internal plan về data giá 12 MK một ngày hay hotspot mà vẫn vô dụng.
Bởi thế, lúc nào vừa thấy điện là charge điện liền cho điện thoại hay laptop,
và vùa có wifi mạnh là nhào vô ngay để gửi email v.v.
Dân chúng đa số vẫn còn sử dụng đèn dầu hay đèn cầy, tân hơn nữa là đèn pin.
Ấy thế mà hầu hết chẳng thấy ai đeo kính gì cả.
Cũng có thể vì họ không đọc sách...
10. "Tận cùng Trái đất":
Ở chỗ thấy người lạ, nhất là không cùng mầu da như mình,
thì dù Âu hay Á, dân chúng, từ lớn đến bé cũng ùa nhau ra xem và vây kín,
như những kẻ lạ mặt này là người từ một hành tinh ngoài trái đất này tới vậy.
Riêng em hình như được nhiều người chủ ý nhất
bởi vì hình như em có một màu da cũng đã được biến hình,
trở thành hiển dung hơi giống họ sau 2 ngày giãi nắng mát, chứ không phải nắng nóng hay nắng ấm.
Trong Ngày Hội Chợ (Market Day) Thứ Sáu hàng tuần 24/5 ở Mazoria,
em muốn chụp nhiều cảnh buôn bán ở ngoài chợ cũng không được,
bởi vừa bị đám đông theo đuổi che chắn vừa sợ bị giật mất điện thoại như đã được các Sơ cảnh báo nhiều lần.
Tuy nhiên họ vẫn không thể nào hiểu được nỗi đau xót tận thâm tâm của em,
cũng như của từng anh chị em trong phái đoàn TĐCTT đó là
khi nhìn thấy họ quá đáng thương và mình thì lại đến giúp đáp họ
mà cũng không thể nào móc túi ra cho người lớn tiền hay cho con nít kẹo bánh,
để tránh cảnh họ xô lấn nhau, giành giật nhau,
thậm chí anh chị em trong phái đoàn chia sẻ có thể còn bị tấn công nữa,
như các Sơ đã cảnh báo và như đã thực sự xẩy ra ở giếng nước công cộng
nơi phái đoàn TĐCTT đã bộ hành đến tham quan sáng Thứ Ba 21/5.
em tĩnh
Phái đoàn TĐCTT chúng em đã ở Yabello 2 ngày rồi, nơi còn tận cùng trái đất hơn cả Mazoria nữa,
xin mời quí AC theo dõi ở bài chia sẻ cảm nghiệm thương xót tại hiện trường
ở email cuối cùng trước khi em cùng phái đoàn rời Ethiopia trở về Mỹ vào Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5/2024.
Ngày mai, Thứ Tư 29/5, chúng em sẽ rời Yabello, khu vực truyền giáo Dòng Chúa Thánh Thần CSSp,
để đến Hawasa, một khu vực truyền giáo khác, như ở Mazoria, của Dòng Nữ FMM Thừa Sai Phan Sinh Đức Maria.
Trưa Thứ Năm 30/5 chúng em từ Hawasa thuê xe (thay vì đi express bus)
chở riêng phái đoàn đi thẳng ra phi trường Addis Ababa cho kịp chuyến bay đêm...
Cám ơn quí AC đã tiếp tục theo dõi email của em và đồng hành với chúng em bằng lời cầu của quí AC.